Tư vấn Nenkin nhật bản 24/7

Chúng tôi đã tư vấn cho hàng ngàn người lấy nenkin japan đầy đủ, chi phí tốt nhất Việt Nam.

Tư vấn Nenkin Japan 24/7

Chi phí cực rẻ, uy tín là sự tồn vong của chúng tôi!

Tư vấn Nenkin Japan 24/7

Hotline: 0916-038-412 (Mr An_Việt Nam); (+81)80-4215-8571 (Ms My_Nhật Bản)

Tư vấn Nenkin Japan 24/7

Hotline: 0916-038-412 (Mr An_Việt Nam); (+81)80-4215-8571 (Ms My_Nhật Bản)

Tư vấn Nenkin Japan 24/7

Hotline: 0916-038-412 (Mr An_Việt Nam); (+81)80-4215-8571 (Ms My_Nhật Bản)

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

CHI PHÍ ĐI LAO ĐỘNG THEO THỰC TẬP SINH HẾT TỔNG BAO NHIÊU?

Mình giới thiệu qua về các khoản, chi phí phát sinh khi các bạn đi theo diện THỰC TẬP SINH tại NHẬT BẢN.
THỰC TẬP SINH: thực ra là người đi học tập kỹ năng tay nghề tại NHẬT để sau này về phát triển đất nước. Theo cách hiểu là sự hợp tác giữa 2 chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, để học tập tiếp thu kiến thức, khoa học công nghệ tại Nhật.

1. Phí đặt cọc để vào thi đơn hàng 500 USD, để tránh các bạn hủy không thi tuyển khi đã gửi danh sách sang Công ty Nhật. Phí này không mất nếu các bạn không trúng tuyển.
2. Phí phải đóng, thường là 5000-6000usd (khoảng 130 triệu VNĐ)
3. Phí cọc chống trốn, thường 2000-3000 usd (khoảng 50-60 triệu VNĐ)
4. Phí đào tạo ăn, ở sau trúng tuyển: khoảng 15-30 triệu tùy công ty

Khi về sẽ nhận được:
1. Phí cọc chống trốn nếu hoàn thành hợp đồng 3 năm
2. Tiền Nenkin, hay gọi là lương hưu khoảng 50 triệu VNĐ

Về mức lương và quá trình làm việc tại NHẬT:
1. Mức lương: thông thường theo chế độ thực tập sinh các bạn nhận về khoảng 15 vạn yên (khoảng 29 triệu VNĐ). Trừ bảo hiểm, lương hưu, tiền nhà, gas, điện, nước, sinh hoạt ra các bạn chỉ nhận về tay khoảng 10 triệu VNĐ. Thực sự, nếu công ty không có làm thêm thì không hơn được. Tất nhiên tùy vào mức lương cơ bản theo từng vùng khác nhau. Nhưng về cơ bản, mức lương của THỰC TẬP SINH là gần như nhau

Mỗi tháng, nếu không làm thêm thực tập sinh chỉ để ra được khoảng 10-15 triệu gửi về nhà. Còn các công ty, hay trung tâm giới thiệu là mỗi tháng 30 triệu-40 triệu toàn là nói quá để các bạn tham gia.
Nếu có làm thêm thì mỗi tháng gửi về tầm 20-25 triệu là nhiều. Đây là một thực tế, các bạn muốn tham gia phải tìm hiểu thông tin thật kỹ. Đừng vì cả nể, hay vì những tư vấn có cánh mà tham gia sẽ hối hận.

Lời khuyên: tìm hiểu thông tin từ nhiều chiều như internet, bạn bè người thân bên Nhật, báo chí. Để hiểu rõ hơn và quyết định đi theo diện Thực tập sinh.

TỰ LÀM HỒ SƠ DU HỌC MIỄN PHÍ - CỨ LÀM LÀ SẼ ĐƯỢC

Có nhiều bạn mong muốn du học với chi phí rẻ nhất có thể, mình xin tư vấn qua các bước để các bạn có thể tự làm cho mình một bộ hồ sơ mà không qua bất cứ trung tâm du học nào. Hoàn toàn miễn phí, nếu các bạn chịu khó tìm hiểu thông tin.

Bước 1: Đầu tiên, khuyên các bạn nên chịu khó đi học thêm tiếng Nhật, cho tới tầm bài 30 trong giáo trình MINANO NIHONGO (nếu học càng nhiều càng tốt nhé). Các bạn thực sự có ý chí thì sẽ tìm học được nhiều tiếng Nhật. Điều này tạo tiền đề cho bạn dễ hòa nhập và đặc biệt tìm việc làm thêm khi sang Nhật.

Bước 2: Tìm một trường tiếng Nhật phù hợp (về chi phí, dễ tìm việc làm thêm, dễ quan hệ với bạn bè, có vùng địa chất ổn định, người dân thân thiện, ít tệ nạn, ngôn ngữ học là tiếng chuẩn,....).
Ở đây: mình cung cấp trang web cho bạn nào biết tiếng Nhật để tự tìm thông tin. Trên trang web này sẽ có đầy đủ về học phí, thời gian học, điều kiện, giấy tờ để mình tham khảo.
Các bạn vào link sau: LINK CÁC TRƯỜNG TIẾNG NHẬT

a. Chọn trường theo vùng muốn học, theo như hình dưới đây:


b. Ví dụ tôi chọn trường vùng tokyo, có tên trường, các kỳ nhập học tháng 1, 4, 7, 10


c. Liên hệ với trường theo sdt ghi trên đó. Chú ý thêm +81. Ví dụ sdt ghi là 070-5257-7670, thì các bạn phải gọi từ Việt Nam số: 0081-70-5257-7670. Hoặc các bạn có thể nhờ người liên hệ với trường

Bước 3: Xem chi tiết về chi phí tại trường đó. Ở đây lấy ví dụ trường tiếng 東京ELS日本語学校, tại SHINJUKU thuộc TOKYO. Các bạn chỉ việc click vào trường đó, xem bảng chi tiết về học phí như sau.


===>Trong hình trên, các bạn sẽ thấy:

                          + Khóa học 1 năm 6 tháng sẽ nhập học tháng 10
                          + Khóa học 2 năm sẽ nhập học tháng 4
                          + Khóa học 1 năm 9 tháng nhập học tháng 7
                          + Khóa học 1 năm 3 tháng nhập học tháng 1

===> Tổng chi phí (tiền nhập học + tiền học phí + tiền làm hồ sơ + khoản khác) sẽ khác nhau theo thời gian học:

+ Khóa học 1 năm 6 tháng tổng hết: 1,065,950 yên (190 triệu VND - thời điểm tháng 1.2016)
+ Khóa học 2 năm tổng hết: 1,394,820 yên (265 triệu VND - thời điểm tháng 1.2016)
+ Khóa học 1 năm 9 tháng tổng hết: 1,230,390 yên (234 triệu VND - thời điểm tháng 1.2016)
+ Khóa học 1 năm 3 tháng tổng hết: 901,530 yên (170 triệu VND - thời điểm tháng 1.2016)

Bước 4: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện bộ HỒ SƠ DU HỌC NHẬT, bao gồm:
  1. Bản gốc bằng tốt nghiệp THPT vàbằng cấp cao hơn  (nếu có)
  2. Bản gốc học bạTHPTvàbảng điểmcủa cấp học cao hơn(nếu  có)
  3. Ảnh thẻ của du học sinh: 6ảnh 4x6 ,12 ảnh 3x4, 2 ảnh 4 x 5(trên phông nền trắng, đầu để trần, hở tai, mặc áo sơ mi trắng, nam đeo cà vạt) 
  4. Bản gốc CMND của du học sinh và người bảo lãnh
  5. Bản gốc  sổ hộ khẩu có tên DHS và người bảo lãnh
  6. Bản gốc  giấy khai sinh của du học sinh. Nếu người bảo lãnh không là cha, mẹ thì cần cả bản gốc giấy khai sinh của người bảo lãnh.
    7.      Sơ yếu lý lịch khai theo mẫu của công ty cung cấp.
Đối với thực tập sinh, tu nghiệp sinh đã hoàn thành thực tập tại Nhật sau 3, 5 năm thì cần thêm giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tu nghiệp do tổ chức JITCO cấp.
Chú ý: Các bạn phải dịch toàn bộ hồ sơ, giấy tờ trên sang tiếng Nhật==> để tiết kiệm chi phí, bạn ra thẳng văn phòng dịch thuật nhờ họ làm cho (chi phí chỉ khoảng dưới 2 triệu/ 1 bộ hồ sơ). Lời khuyên là các bạn nên nhờ người nào kiểm tra lại hồ sơ có phù hợp hay chuẩn xác chưa?
Bước 5: Đăng ký thi tiếng Nhật để có một trong các chứng chỉ sau đây: NATTEST, TOPJ, JTEST, JLPT..
Bước 6: Khai mẫu theo hồ sơ của trường tiếng Nhật gửi về. Hoàn thiện lại hồ sơ theo yêu cầu của trường. Chứng minh tài chính, chứng minh thu nhập, xác nhận nơi làm việc ====> có thể nhờ các trung tâm làm giúp, chi phí cũng không quá 5 triệu.
Bước 7: Gửi hồ sơ cho trường tiếng, nhà trường thụ lý hồ sơ và tiến hành xét duyệt để liên lạc phỏng vấn (qua điện thoại, skype hoặc về Việt nam phỏng vấn).
 Nếu trúng tuyển nhà trường sẽ gửi hồ sơ lên CỤC XUẤT NHẬP CẢNH NHẬT BẢN xin tư cách lưu trú (gọi tắt là COE).
 Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cũng sẽ thẩm tra hồ sơ và gọi điện về để phỏng vấn lần nữa===> có thể nhờ người có kinh nghiệm hướng dẫn qua về các câu hỏi. Nếu hồ sơ và các bạn trả lời phỏng vấn OK thì cục sẽ cấp tư cách lưu trú (COE).
Bước 8: Nhà trưởng gửi giấy tư cách lưu trú về cho các bạn, tự mình lên ĐẠI SỨ QUÁN xin viza (chi phí khoảng 1 triệu VNĐ).
Bước 9: Đóng học phí cho trường (chuyển khoản ngân hàng)
Bước 10: Nhà trường thông báo nhập học, tự đặt vé máy bay khoảng 500 USD. Liên hệ với trường về ngày sang để nhà trường cử người ra đón.
Trên đây, mình đã hướng dẫn chi tiết của toàn bộ quá trình làm HỒ SƠ DU HỌC NHẬT, nếu tự mình làm các bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí từ 50-80 triệu. Một khoản tiền không nhỏ với đa phần các bạn là sinh viên phải không nào? Hãy tự làm, tự mình tìm hiểu thông tin thật nhiều, càng nhiều thông tin, càng nhiều góc nhìn các bạn càng đỡ sai lầm, càng nhanh tự chủ. 
Nếu có gì không hiểu hay cần tư vấn xin liên hệ: 0916-038-412 (Mr. An) để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.









Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Mã số cá nhân (My Number) tại Nhật

Chế độ My Number (Mã số cá nhân) ra đời thì sẽ ảnh hưởng như thế nào?

1. My Numberlà gì
My Number (Mã số cá nhân) là từng người, từng người một trong nước sẽ có một số (12 ký tự)

My Numberlà số dùng cả đờiĐể phòng tránh việc rò rỉ thông tin , hay dùng vào những việc bất chính, nên số này sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời. Do đó, hãy giữ gìn bảo quản cẩn thận.

2. Tại sao lại cần phải có My Number
Với chế độ My Number sẽ có những điểm lợi như sau:
Hiệu suất trong thủ tục hành chínhNâng cao tiện lợi trong dân chúngThực hiện xã hội công bằng - công chính

a. Hiệu suất trong thủ tục hành chính
Tại Cơ quan hành chính hoặc đoàn thể công ích tại địa phương, sẽ giảm rất nhiều về thời gian và công sức cần thiết để tham chiếu nhiều thông tin như việc di chuyển, thay đổi cư trú. Có thể giải quyết được cùng lúc nhiều việc, do đó cắt giảm được những thủ tục không cần thiết.



b. Nâng cao tính tiện lợi trong dân chúng
Nhờ vào việc cắt bỏ những giấy tờ đi kèmcác thủ tục hành chính sẽ bị cắt giảmcắt giảm được gánh nặng cho người dân. Thêm nữa, tự bản thân mình có thể xác nhận được thông tin mà cơ quan hành chính có, và tự mình cũng có thể nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ cơ quan hành chính

c. Thực hiện xã hội công bằng, công chính
Để nắm được tình hình nhận lương của các cơ sở hành chính khác, hoặc thu nhập, cùng với việc phòng tránh việc nhận lương bất chính và giảm trừ những trách nhiệm không thích hợp. Có thể tiến hành hỗ trợ sát sao những người bị khó khăn.



3. Làm thế nào để biết My Number của mình
Từ tháng 10 năm 2015Toàn bộ mọi người sở hữu tờ thuế thị dân sẽ được gửi thông báo về My Number (mã số cá nhân) tới từng người một.


Từ UBND xãphường sẽ My Number gửi tới địa chỉ ghi trên phiếu thuế. Kể cả những người quốc tịch nước ngoài cũng là đối tượng được gửi.
Những người sinh sống trên địa chỉ khác với địa chỉ ghi trên phiếu thuế thì phải đi thay đổi địa chỉ tại UBND nơi mình đang sống.

4. Thẻ mã số cá nhân là vật gì
Sau khi có thông báo về My Number, và ra UBND xã, phường đăng ký thì sẽ được cấp phát thẻ mã số cá nhâncó thể sử dụng như thẻ lưu trú và rất nhiều các dịch vụ khác.


Trên thẻ mã số cá nhân có ghi như sau, mặt chính sẽ ghi họ tên, địa chỉ, thông tin mã số cá nhân, bản chứng minh điện tử. Ngoài ra, những thông tin mang tính cá nhân cao sẽ không được ghi lên đó.

Thẻ mã số cá nhân sẽ được cấp từ tháng 1 năm 2016.

Việc đăng ký điện tử của thuế điện tử e-Tax cũng có thể được tiến hành trên chứng minh điện tử và cũng được ghi theo tiêu chuẩn.

Cũng có thể dùng để sử dụng những dịch vụ qui định tại các cơ quan công ích địa phowng, như đăng ký con dấu, sử dụng thư viện. Những người đã có những thẻ tại các địa phương như vậy rồi thì có thể dùng tới khi hết thời hạn. Tuy nhiên, một người không thể có nhiều hơn 1 thẻ mã số cá nhân.

5. Khi nào thì phải sử dụng My Number
Từ tháng 1 năm 2016, theo thứ tự như sau: các thủ tục hành chính liên quan tới Bảo hiểm xã hội, thuếđối sách chống tai nạn là cần phải sử dụng tới My Number.
a. Bảo hiểm xã hội


Việc xác nhận hoặc lấy tư cách về Nenkin, việc xác nhận hoặc lấy tư cách về bảo hiểm tuyển dụng hoặc chi trả. Việc xin cấp tiền trợ cấp bảo hiểm y tế, cấp trả liên quan tới phúc lợi hoặc tiền hỗ trợ sinh hoạt đều phải dùng tới My Number.

b. Thuế
Đối với các thủ tục liên quan tới thuế ví dụ như giấy điều chỉnh, giấy khai báo, giấy xin hoàn thuế tại cục thuế địa phương cũng phải dùng My Number. Hay những công việc nội bộ trong nghành thuế.

c. Đối sách với tai nạn

·             Ví dụ như việc lập sổ trợ cấp đối với người bị thiệt hại trong việc lĩnh tiền trợ cấp xây lại nhà. Việc sử   dụng My number, chỉ áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, thuế, đối sách với thiệt hại, và các thủ tục hành   chính liên quan tới các đoàn thể công ích tại địa phương và pháp luật.

6.  My Number có thể được sử dụng ở những chỗ như sau
Để thực hiện các thủ tục theo qui định của pháp luật, cần phải thông báo My Number tới các doanh nghiệp tư nhân và cơ quan hành chính.

a. Nếu là học sinh, sinh viên

 Ví dụ...
 Phải thông báo tới nơi làm partime
             Phải thông báo khi đăng ký lãnh học bổng
             Phải thông báo tới nơi làm việc khi tiến hành các thủ tục khấu trừ lao động với học sinh
b. Chồng hoặc người bảo lãnh

 Ví dụ...
 Thông báo tới nơi làm việc partime
            Khi đăng ký tiền trợ cấp nuôi con tới UBND 
            Khi đăng ký tiêm chủng trẻ em tới UBND

     c. Đối với nhân viên công ty


     Ví dụ...
        Thông báo tới nơi làm việc khi nhân viên được làm giấy gensen
        Thông báo tới nơi làm việc khi đăng ký thủ tục lấy Nenkin, bảo hiểm tuyển dụng,              bảo hiểm sức khỏe.          

    d. Đối với người cao tuổi

  Ví dụ...
    Thông báo tới cục nenkin khi đăng ký các thủ tục lãnh tiền lương hưu.
       Thông báo tới UBND khi sử dụng chế độ chăm sóc, phúc lợi.
       Thông báo tới UBND khi sử dụng chế độ trợ cấp khi bị tai nạn

e. Đối với người tham gia bảo hiểm



       Ví dụ...
       Thông báo tới ngân hàng khi đăng ký thủ tục mở tài khoản hay chi trả tiền bảo hiểm.

7. Có thể theo dõi từ Internet không
    Từ tháng 1 năm 2017 có thể xác nhận thông tin cá nhân và trao       đổi ghi chép bằng cổng  Myport.
·          
              Có thể xác nhận được tại sao, ai, khi nào phải cung cấp thông tin cá nhân của chính mình.
·      Có thể xác nhận được nội dung của thông tin cá nhân mà cơ quan hành chính nắm giữ.
·      Nhận được những thông báo về dịch vụ hành chính thích hợp với từng người một từ cơ quan hành  chính.

 ※Đang xem xét để thiết lập tính năng của cổng Myport

   8. Các điểm cần chú ý khi sử dụng My number
     My number là để làm thủ tục hành chính liên quan tại cơ quan hành chính, không được sử  dụng quá mức cho phép
       Việc đánh cắp, lấy thông tin một cách bất chính My Number của người khác hoặc cung cấp các file  thông tin cá nhân cho người khác, là đối tượng bị xử phạt.

   9. Từ lúc triển khai cho tới kế hoạch tiếp

Từ tháng 10 năm 2015
Sẽ gửi thông báo về My Number tới từng cá nhân
     Gửi thông báo tới địa chỉ ghi trên thẻ thuế thị dân. Với trường hợp địa chỉ cư trú mà khác với địa chỉ ghi trên thẻ thuế thì phải đi đăng ký lại nơi cư trú.

Từ tháng 1 năm 2016
    Việc làm các thủ tục hành chính liên quan tới đối sách thiệt hại, thuế, bảo hiểm xã hội là cần phải có My number.
    Người đi đăng ký, sẽ được cấp thẻ mã số cá nhân.

Từ tháng 1 năm 2017
Dự định triển khai cổng Myport
Có thể lấy được nhiều thông tin cần thiết từ máy tính.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Văn phòng tại Việt Nam

Văn phòng tại Việt Nam:

Tầng 4, tháp CEO TOWER (đối diện tòa tháp Kengnam), Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Hà Nội

Hotline: 0916-038-412 (Mr An)

Văn phòng tại Nhật


 Văn phòng tại Nhật Bản: 

1 - Tỉnh GIFU

5016257; 岐阜県羽島市福寿町平方5-23 

  (+84)-989-893-264 (Mr Dương)

2 - Tỉnh SAITAMA

埼玉県所沢市東所沢和田3丁目22-11 


HOTLINE: (+81) - 90 - 2216-3841 (Mr Long)

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Lấy Nenkin lần 3

Khái niệm:

Thực ra tiền này là tiền thuế thu nhập của các bạn, mỗi năm sẽ có một lần điều chỉnh lại (Gọi là nen matsu chosei). Các bạn sẽ nhận được một giấy tờ tên là Gensen choshu hyo (源泉徴収票). Trong giấy này có ghi tổng số tiền công ty trả cho bạn và số tiền bị khấu trừ. Các bạn có thể xin lại số tiền bị khấu trừ trên.
Các bạn tham khảo hình dưới đây gọi là giấy Gensen
Phiếu Gensen choshu hyo

Giấy tờ cần thiết để Lấy Nenkin lần 3:
1 - Giấy Gensen choshu hyo
2 - Hộ chiếu photo
3 - Sổ hộ khẩu photo (không cần công chứng)
4 - Mẫu xin xác nhận tại địa phương (như hình bên dưới)

Mẫu đơn xin xác nhận gửi tiền về trợ cấp gia đình tại địa phương


Hotline: 
VN:      0916-038-412 
Japan:  (+81)-90-2216-3841 






Lấy Nenkin lần 2

Khái niệm:

Lấy Nenkin lần 1 là các bạn nhận được 80% tổng số tiền nhận được (thường sau khoảng 4-8 tháng khi nộp giấy tờ sang Nhật). Số tiền còn lại chính là thuế thu nhập cá nhân các bạn phải đóng. Nhưng nhà nước Nhật ưu tiên các bạn có thể làm thủ tục để xin lại 20% này. Gọi là Nenkin lần 2.

Các giấy tờ cần thiết:

1 - Bản sao hộ chiếu
2 - Bản sao sổ tay Nenkin
3 - Giấy thông báo đã nhận tiền Nenkin lần 1, như hình sau
Giấy thông báo đã nhận Nenkin lần 1

4 - Tên, địa chỉ Công ty, địa chỉ nhà khi các bạn ở bên Nhật (hoặc photo thẻ Lưu trú - nếu có)

Chú ý quan trọng:
Lần 2 này các bạn không thể tự làm, phải ủy thác cho một người đang sinh sống bên Nhật (chúng tôi có các đại diện văn phòng bên Nhật luôn sẵn sàng tư vấn 24/7).


HOTLINE: 0916-038-412 (Mr An)